Hố Pit (Giếng) Thang Máy Gia Đình – 4 Điều Cần Lưu Ý Khi Xây Dựng

Để việc lắp đặt thang máy được thuận lợi thì phải trải qua nhiều giai đoạn và xây dựng hố thang máy đóng vai trò quan trọng nhất. Bài viết sau đây, Thang máy Minh Châu sẽ chia sẻ 4 điều cần lưu ý khi xây dựng hố pit ( giếng) thang máy gia đình để có được một chiếc thang máy đẹp và chất lượng.

Hố pit (giếng) thang máy là gì?

Giếng thang nằm phía dưới mặt sàn tầng trệt của ngôi nhà. Hố pit thang máy được thiết kế ở vị trí âm so với độ cao tự nhiên của mặt đất. Đây là một phần rất quan trọng trong cấu tạo của thang máy gia đình.
Hố pit sẽ quyết định tới kích thước, kiểu dáng và tính thẩm mỹ của một cây thang. Để có một sản phẩm thang máy đẹp và sang trọng thì hố thang cần phải được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của bên xây dựng và bên thang máy. Vậy nên, các chủ đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ để việc xây dựng hố thang vừa hợp lý vừa tiết kiệm.

Các loại hố pit thang máy gia đình

Bất kỳ thang máy nào cũng đều yêu cầu hố Pit vì nó là nơi để cho phần chiều dày của sàn cabin chui xuống khi thang chạy xuống tầng thấp nhất. Ngoài ra, hố thang cũng là nơi để đặt các thiết bị khác như buffer giảm chấn đối trọng, buffer giảm chấn cabin, công tắc hành trình, đối trọng governor.

Chính vì vậy mà nói thang máy không cần hố pit là hoàn chưa chính xác, chỉ có thang máy hố pit nông và thang máy hố pit sâu.
Hiện nay, thang máy gia đình có hố pit nông nhất mà Minh Châu đang cung cấp yêu cầu độ sâu tối thiểu là 1400mm.

Như vậy, để lắp đặt thang máy thì hố pit cần có độ sâu tối thiểu 1400mm. Đối với công trình nhà cải tạo, không thể làm được hố pit sâu theo đúng yêu cầu do vướng các công trình ngầm như bể nước, bể phốt, đài móng, … thì có thể xây dựng hố pit thang máy theo kiểu nửa chìm nửa nổi. có nghĩa là chúng ra sẽ làm thêm chiểu nghỉ hoặc một vài bậc tam cấp trước cửa thang để đảm bảo chiều sâu.

Các tiêu chuẩn cần đảm bảo khi xây dựng hố thang máy

Trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng, thang máy cần được hoàn thiện với những tiêu chí cần thiết. Để đảm bảo độ bền của đáy hố pit, theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395 : 2008 đối với thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt đã có quy định chặt chẽ về kỹ thuật:

  • Sàn của hố pit thang máy phải có khả năng chịu được lực tác dụng của rail dẫn hướng. Trừ các rail dẫn hướng kiểu treo, khối lượng tính bằng Kg của các rail dẫn hướng công với phản lực, tính bằng Newton tại thời điểm của bộ hãm an toàn.
  • Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu được tác dụng của thiết bị giảm chấn và cabin.

Trong trường hợp đặt biệt, hố pit thang máy phải bố trí trên khoảng không gian có người qua lại thì cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Sàn hố thang phải chịu được tải trọng không nhỏ hơn 5000N/ m2
  • Phải có một cột chống ở dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng thang máy. Hoặc phải trang bị một bộ hãm an toàn cho đối trọng.
  • Hố pít thang máy phải có đường lên xuống an toàn bố trí ở lối vào cửa tầng và lưu ý không gây cản trở tới chuyển động hết hành trình của cabin hoặc đối trọng.
  • Độ sâu của hố thang máy phải thích hợp, sao cho khi cabin đặt ở vị trí thấp nhất có thể (khi giảm chấn đã bị nén hết) cần phải đáp ứng yêu cầu bắt buộc để thang máy hoạt động an toàn và trong điều kiện đạt tiêu chuẩn.

Những lưu ý khi xây dựng hố pit thang may gia đình

Kích thước hố thang máy

Đây là kích thước lọt lòng, gồm chiều ngang và chiều sâu hố. Tùy theo mức tải trọng mà điều chỉnh kích thước sao cho hợp lý. Ví dụ: thang máy gia đình 350kg thì tiêu chuẩn hố thang là 1500mm (rộng) x 1500 (sâu).
Mỗi loại thang máy sẽ có yêu cầu về kích thước khác nhau, nên trước khi thiết kế nhà hay xây dựng thì chủ đầu tư cần phải chốt được loại thang máy mà mình sẽ dụng. Từ đó yêu cầu đơn vị cung cấp thang máy cung cấp bản vẽ thiết kế hố thang và giám sát trong quá trình xây dựng.

Nếu lựa chọn thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thì cần phải tuân thủ chính xác theo đúng kích thước của hãng đề ra. Còn với dòng thang máy liên doanh, cabin được sản xuất theo kích thước thực tế nên khi xây dựng sai vẫn có thể sửa đổi được. Khi đó, kích thước cabin sẽ điều chỉnh bé hơn hoặc rộng ra tương ứng theo kích thước hố thang đã xây.

Hố pit thang máy

Hố pit là phần được tính từ phần cốt 0:0 trở xuống. Về yêu cầu kỹ thuật, hố thang máy phải đảm bảo luôn khô ráo, không thấm nước. Chính vì thế mà khi làm hố pit cần đổ bê tông cả 5 mặt với chiều dày ít nhất 200mm. Chiều sâu của hố cũng tùy vào từng loại và tải trọng thang, nhưng tối thiểu phải đạt 550mm.

Đà linteau giữa các tầng

Là hệ thống Rail dẫn hướng, yêu cầu khoảng cách là 1500mm phải có một điểm bắt cố định vào tường. Nên khi làm hố thang cần phải có hệ thống đà Linteau 3 mặt hố vào khoảng giữa tầng để đảm bảo an toàn.
Với loại thang máy đối trọng đặt bên hông thì đà linteau giữa tầng chỉ cần làm ở 2 mặt bên hông của hố thang. Với thang máy gia đình mini tải trọng nhỏ, hố thang xây bằng gạch đặc thì có thể bắt rail trực tiếp vào gạch.

Phòng máy thang máy

Phân loại theo cách bố trí phòng máy thì thang máy có 2 loại là: thang có phòng máy và không phòng máy. Với dòng thang máy gia đình có phòng máy, khi đổ sàn cần phải chừa trống các lỗ kỹ thuật. Về vị trí, kích thước các lỗ như thế nào, quý khách vui lòng liên hệ với đơn vị cung cấp thang máy để được tư vấn chính xác.

Thang máy không có phòng máy không cần phòng kỹ thuật nhưng vẫn phải đảm bảo một số yêu cầu:

  • Có dầm chịu lực để đặt máy kéo (động cơ)
  • Có móc treo Palang
  • Đảm bảo chiều cao từ dầm chịu lực tới đỉnh hố thang
  • Cửa tiếp cần máy kéo nhằm phục vụ quá trình lắp đặt, bảo trì, sửa chữa sau này

Cách chống thấm cho hố pit thang máy

Chống thấm là một hạng mục bắt buộc dù bạn định xây dựng nhà ống hay nhà phố hiện đại. Khác với các công trình chống thấm thông thường, chống thấm hố pit thang máy gia đình còn phải tính đến lực tác động của các thiết bị thang máy gây ra như sự rung lắc của động cơ.

Nếu không xử lý chống thấm cho hố thang một cách tốt nhất, nước sẽ ngấm vào trong thang làm hư hỏng hệ thống máy móc, động cơ, hệ thống điện. Từ đó làm ảnh hưởng tới tuổi thọ và kết cấu của công trình. Đặc biệt gây mất an toàn trong quá trình sử dụng thang và công tác bảo trì bảo dưỡng cũng khó khăn.

Việc chống thấm cho phần hố pit cần được thực hiện đúng kỹ thuật và đúng phương pháp để đảm bảo khả năng chống thấm được tốt nhất, để không có những tác động tiêu cực từ nước ngầm tới khu vực này.
Có hai phương án chống thấm cho hố pit thang máy là: chống thấm bằng màng chống thấm và phun thẩm thấu. Khi thực hiện cần lựa chọn đội ngũ thợ giỏi và dịch vụ chất lượng của đơn vị uy tín nhất.

Cách xử lý sự cố khi hố pit thang máy bị ngấm nước

Có nhiều công trình tuy đã được chống thấm khá tốt, nhưng do địa thế ngôi nhà nằm ở khu vực hay bị ngập nước hay do thiên tai lũ lụt nên việc hố thang bị ngập trong nước vẫn có thể xảy ra. Khi phát hiện nước xâm nhập vào trong hố thang, chủ sử dụng cần thực hiện một vài thao tác sau:

  • Không sử dụng thang máy khi hố thang bị ngập nước
  • Nhanh chóng ngắn nguồn điện cung cấp cho thang máy
  • Thực hiện hút nước ra khỏi hố pit ngay khi có thể để hạn chế nước ngập quá lâu trong thiết bị
  • Liên hệ với kỹ thuật thang máy tới kiểm tra

Trên đây là những lưu ý khi thi công hố pit thang máy gia đình, nếu trong quá trình xây dựng Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline 0977.650.666 đội ngũ kỹ thuật của Minh Châu sẽ tư vấn cụ thể và chi tiết theo đúng nhu cầu của bạn nhằm đảm bảo thiết kế kỹ thuật và tính thẩm mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo: 0977.650.666